HĂM TẢ LÀ GÌ ? CÁCH TRỊ HĂM TẢ
Phát ban do tã lót (hăm tã)
Mặc dù phát ban do tã lót (hăm tã) là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ mới lọt lòng nhưng không có nghĩa là bé của bạn cũng phải chịu đựng những mẩn đỏ khó chịu và kéo dài này. Một trong những cách đơn giản nhất để tránh hăm tã là dùng tã lót nhãn hiệu Huggies® Việt Nam. Huggies® Việt Nam vì đã được chứng minh lâm sàng rằng có thể ngăn ngừa tình trạng trên. Thường xuyên sử dụng khăn lau Huggies® Việt Nam khi thay tã cho bé cũng giúp ngăn ngừa hăm tã. Nếu kết hợp tốt các phương pháp chăm sóc da bạn sẽ làm giảm nguy cơ bé bị hăm tã. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu rõ những triệu chứng và cách xử trí khi bé bị hăm tã.
Tham khảo: Sức khoẻ của bé
Nguyên nhân bé bị hăm tã
Nguyên nhân chính gây hăm tã là độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã. Vì vậy cần phải giữ cho vùng da mông và đùi của bé luôn khô thoáng và tránh để tã dơ.
Nước tiểu là vô trùng nhưng vi khuẩn trên da bé có thể phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây khó chịu cho da.
Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã. Ngay cả những loại tã thấm hút tốt cũng nên được thay thường xuyên nếu bé bị tiêu chảy. Một cái tã bốc mùi là cơ hội để hăm tã xuất hiện và phát triển.
Dù cho bạn cố giữ vùng da quấn tã của bé sạch sẽ và thông thoáng nhất thì bé vẫn có thể bị hăm tã tấn công nếu da quá nhạy cảm hoặc bé mặc đồ hay ăn thực phẩm gây dị ứng. Một vài bé chẳng bao giờ bị hăm tã dù tã không được thay thường xuyên, một số khác chỉ bị hăm tã khi cảm lạnh hoặc nhiễm một loại virút nào đó.
Tham khảo:
Một số nguyên nhân khác làm bé bị hăm tã
- Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
- Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo bé sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của bé giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ
Các cách đơn giản để tránh hăm tã ở bé
Giữ cho phần da tiếp xúc với tã luôn khô ráo là mấu chốt để phòng tránh hăm tã mặc dù như đã nói ở trên là không thể ngăn ngừa hoàn toàn hăm tã.
Sử dụng tã dán lọt lòng với thiết kế Bọc Kén Con Tằm và khăn Huggies® Việt Nam cùng với 5 bước sau:
- Thay tã cho trẻ càng sớm càng tốt mỗi tã ướt hay dơ.
- Vệ sinh vùng sinh dục bé nhẹ nhàng và sạch sẽ đồng thời chờ đến khi khô mới cho bé mặc tã mới.
- Thoa một lớp dầu mỏng bảo vệ da bé mỗi khi thay tã. Dầu chứa kẽm và dầu gan cá tuyết hoặc kẽm và dầu thầu dầu.
- Đừng cột tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng. Tã và quần áo cho bé nên đủ rộng để da bé có thể thở.
- Khi bé bắt đầu ăn dặm, mỗi lần chỉ nên ăn một loại thực phẩm và chờ vài ngày xem có phản ứng dị ứng hay không.
Huggies® Việt Nam không khuyến khích dùng bột talc bởi vì nó có thể vào phổi của bé. Ngoài ra nó được biết đến là làm trầm trọng thêm tình trạng hăm tã vì vậy nên sử dụng khăn lau cho bé.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao
Các triệu chứng của hăm tã
Rất dễ dàng nhận biết hăm tã. Dưới đây là các triệu chứng chính:
- Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
- Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
Bệnh cơ hội khi bị hăm tã
Hăm tã là khá vô hại lúc ban đầu nhưng nếu không được điều trị có thể gây nên những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng. Nhiễm nấm là khá phổ biến với những trẻ sử dụng kháng sinh bởi vì kháng sinh giết chết những vi khuẩn có lợi kiểm soát sự phát triển của nấm. Nấm ban đầu chỉ là một đốm nhỏ đỏ sau lan rộng dày đặc trên cả một vùng da. Nhiễm trùng thường kéo theo những cơn sốt mặc khác vùng bị nhiễm trùng sẽ chảy nước vàng hoặc có mụn mủ.
Cách trị hăm tã ở bé
Theo đúng những hướng dẫn sau thì hăm tã sẽ hết sau 3 đến 4 ngày:
- Giữ bé khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên.
- Sử dụng tã dán lọt lòng Huggies® Việt Nam với thiết kế Bọc Kén Con Tằm bởi vì chất liệu siêu mềm mại của lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé. Đồng thời khả năng thấm hút tốt và giữ khô thoáng cho da bé gấp 10 lần.
- Sử dụng Khăn ướt em bé Huggies® Việt Nam với độ pH trung tính, không chứa xà phòng hay cồn, nên không gây dị ứng và giúp ngừa hăm tã một cách tự nhiên.
- Thỉnh thoảng không mang tã lót cho bé để da bé thông thoáng khi tiếp xúc với không khí. Hoặc cho bé nằm khỏa thân trên một chiếc khăn dầy ở nơi có bóng râm.
- Không sử dụng khăn lau có chứa cồn.
- Làm dịu cơn đau cho bé nếu chẳng may nước tiểu dây vào vùng có hăm tã. Nếu còn những điểm nào khiến bạn lo lắng hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi hydrocortisone hoặc anticandidal trị hăm tã.
Có thể bạn quan tâm
Nhận xét
Đăng nhận xét